Category Archives: Công nghệ thông tin

Hướng Dẫn Cài đặt WordPress trên hosting sử dụng CPanel

Mặc định BẠN ĐÃ CÓ HOSTING MIỄN PHÍ CHƯA? XIN MỜI SỬ DỤNG

Logo Hosting miễn phí tốt nhất Việt Nam, thương hiệu Hosting miễn phí toàn cầu.

Đăng ký: http://api.hostinger.vn/redir/1357084

Đ

Trong bài hướng dẫn sau đây, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu những bước cơ bản để cài đặt WordPress trực tiếp trên website của bạn. Nhưng hãy lưu ý rằng, việc cài WordPress thủ công như thế này khá phức tạp, do vậy chúng tôi khuyên người sử dụng nên dùng các đoạn mã tự động cài đặt nếu đơn vị cung cấp dịch vụ hosting của bạn có cung cấp và hỗ trợ. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau, một cách cài đặt đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng đối với những hosting không hỗ trợ Softaculous thì đây sẽ là phương án phù hợp nhất.

Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress:

Việc làm trước tiên là thiết lập 1 hệ thống cơ sở dữ liệu MySQL trên server dành cho WordPress. Hầu hết những công ty hosting đều cung cấp cho người dùng trình quản lý với giao diện đồ họa đơn giản, khiến cho các tiến trình quản lý, thiết lập hoặc cấu hình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tại bài thử nghiệm này, chúng tôi sẽ tiến hành khởi tạo hệ cơ sở dữ liệu sử dụng MySQL Wizard trên cPanel. Trước tiên, các bạn đăng nhập vào trang quản trị chính, tìm đến mục Database và chọn MySQL Database Wizard:

Đặt tên cho database, lưu ý rằng tên đầy đủ ở đây sẽ bao gồm cả phần tên bên trái ô textbox, do vậy sẽ có dạng chung như: yourhosting_yourdatabasename. Sau đó nhấn Next:

Tiếp theo, khởi tạo tên và mật khẩu cho tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu, nhấn Create User. Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng tính năng Password Generator để tạo password bảo mật hơn, và cần ghi nhỡ những thông tin này để dùng trong quá trình thiết lập WordPress sau này:

Việc tiếp theo chúng ta cần phải làm là download bản cài đặt của WordPress phiên bản ổn định mới nhất, rồi sau đó upload lên website lưu trữ. Các bạn hãy truy cập vào đây, download và giải nén file đó ra:

Khi đã giải nén xong, chúng ta cần tạo 1 file wp-config.php với thông tin về cơ sở dữ liệu. Để làm việc này, các bạn hãy tìm file wp-config-sample.php và mở bằng NotePad:

Tìm đến dòng mã (như hình bên dưới) và điền vào thông tin vừa khởi tạo ở bước trên. Như ví dụ ở dưới, các bạn thay thế tên cơ sở dữ liệu vào giá trị database_name_here, tên tài khoản với username_here… và tiếp tục. Đối với hầu hết các host, hãy giữ nguyên localhost, trong trường hợp website của bạn được cấu hình và thiết lập theo cách khác, hãy kiểm tra lại cùng với đơn vị cung cấp dịch vụ hosting để đảm bảo không có xung đột trong bước này:

Khi hoàn tất, hãy lưu lại (Save As) file này với tên wp-config.php, nhớ chọn mục All Files nếu bạn dùng NotePad để chỉnh sửa:

Sau đó, chúng ta cần upload toàn bộ thư mục cài đặt của WordPress lên website của bạn. Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ giao thức FTP phổ biến như CuteFPT, FileZilla… Tại đây chúng tôi sử dụng FileZilla:

Sau khi đăng nhập vào tài khoản quản trị FTP, các bạn trỏ tới thư mục WordPress trên máy tính tại cửa sổ bên trái, còn bên phải là thư mục muốn cài đặt trực tiếp từ host. Lựa chọn toàn bộ file cài đặt WordPress, nhấn chuột phải và Upload:

Hoàn tất quá trình cấu hình WordPress:

Quá trình upload sẽ mất khoảng vài phút, tùy thuộc vào tốc độ kết nối Internet của hệ thống. Sau đó, mở trình duyệt và gõ địa chỉ sau: http://yourdomain.com/wp-config.php, các bạn chỉ cần thay thế yourdomain.com với tên domain hoặc subdomain tương ứng. Trang thiết lập của WordPress sẽ hiển thị, tại đây các bạn hãy điền đầy đủ thông tin đã khởi tạo ở bước trên và nhấn nút Install WordPress:

Khi trang Success (như hình bên dưới) hiển thị nghĩa là bạn đã cài đặt thành công, nhấn Log In để truy cập trang quản trị chính của WordPress:

Điền tên username và password, sau đó nhấn Log In. Sau này, khi muốn truy cập trang quản trị, các bạn chỉ cần sử dụng đường dẫn có dạng http://yourdomain.com/wp-admin.php:

Tại đây, các bạn có thể đăng bài viết mới, thay đổi hệ thống theme, kiểm tra các bình luận… :

Mặc dù quá trình làm như vậy có đôi chút phức tạp, nhưng nếu bạn thực hành vài lần thì sẽ không còn gặp bỡ ngỡ như ban đầu. Chúc các bạn thành công!

(Theo quantrimang.com)

———————–

201108101317_son1Sơn Sansypec nói: Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng ta được sử dụng hosting miễn phí và có chất lượng. Chúc quý vị có 1 website tuyệt vời. Cảm ơn bạn đã ghé website.

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên web hosting

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên web hosting

Đầu tiên bạn đã có Hosting chưa? Hãy vào trang :      http://api.hostinger.vn/redir/1357084       để đăng ký  Hosting miễn phí tốt nhất Việt Nam
Logo
http://api.hostinger.vn/redir/1357084  là thương hiệu Hosting miễn phí toàn cầu.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên web hosting

1. Chuẩn bị:

– FTP client: dùng để gửi (upload) mã nguồn WordPress, hình ảnh, video… lên web hosting.

Tôi sử dụng chương trình FileZilla. Bạn sẽ phải sử dụng FTP client khá nhiều trong suốt quá trình hoạt động của website, để cập nhật giao diện (theme), cài đặt plugins và các ứng dụng hỗ trợ khác…

Bạn cần các thông số sau để truy cập tài khoản FTP thông qua chương trình FileZilla (các thông số này thường được nhà cung cấp dịch vụ web hosting gửi qua email sau khi đăng ký dịch vụ):

FTP Server: địa chỉ FTP Server (Ví dụ: ftp.iNET.vn)

FTP Username: tên tài khoản FTP

FTP Password: mật khẩu tài khoản FTP

FTP Port:  21

– Tạo cơ sở dữ liệu MySQL và tạo User:

Thông thường khi đăng ký dịch vụ web hosting, bạn sẽ được cung cấp tài khoản để đăng nhập vào hệ thống quản lý (thường là CPanel) cũng như tài khoản FTP. Tại đây bạn có thể tạo và chỉnh sửa database, tạo mới và phân quyền tài khoản MySQL User cho mỗi database, bên cạnh đó bạn còn có thể theo dõi thống kê sử dụng tài nguyên, lưu lượng băng thông…Nếu không rành thì bạn nên nhờ sự trợ giúp từ nhà cung cấp dịch vụ.

Lưu ý: Sau khi tạo xong database, bạn cần phải gán quyền truy cập database cho 1 tài khoản MySQL User.

Bạn cần ghi lại các thông số database sau cho việc cấu hình WordPress:

Database Name: tên database

Database Username (MySQL Username): tên người dùng được quyền truy cập vào database

Database Password: mật khẩu truy cập database của MySQL User

2. Tải source code của WordPress và upload lên web hosting

– Truy cập vào địa chỉ chính thức của WordPress để tải phiên bản mới nhất: http://wordpress.org

– Giải nén bộ source code

– Vào thư mục vừa giải nén tìm file wp-config-sample.php, đổi tên file thành wp-config.php sau đó mở file bằng chương trình notepad có sẵn của Windows.

– Thay thế 3 thông số ở bước 1 (Database Name, Database Username, Database Password) cho 3 mục (database_name_here, username_here, password_here) được khoanh vùng màu đỏ như hình. Lưu file khi hoàn tất.
– Mở chương trình FileZilla lên, đăng nhập bằng 4 thông số như bước 1 (xem hình)

*** Hướng dẫn sử dụng FileZilla cơ bản: Bạn có thể hình dung chương trình FileZilla giống như một công cụ giao tiếp giữa máy tính và web hosting, nó có nhiệm vụ chuyển file dữ liệu từ máy tính lên web hosting và ngược lại. Bạn chỉ cần quan tâm đến 3 mục sau:

1. Thông tin đăng nhập

2. Local site: Là dữ liệu trên máy tính của bạn

3. Remote site: Là dữ liệu trên web hosting

Bạn muốn upload file hoặc thư mục nào trên web hosting thì chỉ cần chọn bên mục Local site, sau đó nhấp phải chuột vào file hoặc folder, chọn Upload. Áp dụng tương tự cho việc download dữ liệu từ trên web hosting xuống máy tính.

– Tải toàn bộ nội dung trong thư mục mã nguồn WordPress lên web hosting bằng hai thao tác:
1: chọn toàn bộ nội dung(Ctrl + A),
2: nhấp phải chuột, chọn Upload

– Đợi khoảng vài phút sau khi hệ thống thông báo Directory listing successful là bạn đã hoàn tất việc tải nội dung lên web hosting!

3. Truy cập địa chỉ website trên trình duyệt

– Bạn mở Internet Explorer hoặc Firefox để truy cập vào địa chỉ blog (tên miền) của mình: Ví dụ:http://blog.iNET.vn

Một bảng thông báo sẽ hiện ra như sau:

– Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin giống như ví dụ trên hình là xong.

Lưu ý: Nếu khi truy cập địa chỉ  website (domain) của bạn mà không thấy xuất hiện bảng thông tin trên thì có thể bạn đã điền sai thông số file wp-config.php.

Vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt WordPress trên web hosting rồi đó!

Chúc bạn thành công!
iNET

————-

images2te1baa3i-xue1bb91ng-11

Công ty CP Sơn Sanpec Việt Nam – VPGD: Đường 38, Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội- Email: sansypecpaint@gmail.com – Hotline: 0985507583 Website: http://www.sansypec.zz.mu

Hostinger – Cách cài đặt website trên hosting miễn phí tốt nhất

Hostinger – Cách cài đặt website trên hosting miễn phí tốt nhất

Logo
http://api.hostinger.vn/redir/1357084
hosting mien phi đang được nhiều blogger sử dụng

Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu của trang web, là nhà kho chứa đồ đạc của bạn. Vì vậy việc chọn cho mình một nhà cung cấp hosting có dung lượng lưu trữ cao, băng thông đủ lớn, bảo mật, hỗ trợ tốt là một vấn đề cần phải nghiên cứu. Hiện nay các blogger trong nước chủ yếu sử dụng các dịch vụ hosting ở nước ngoài mặc dù giá cả có cao hơn trong nước rất nhiều. Lý do đơn giản là chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ của các nhà cung cấp này rất tốt. Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting nước ngoài thường được lựa chọn như:  Hostgator, Dreamhost, Bluehost, …Tuy nhiên là một Newbie đang tập tành xây dựng website thì mình khuyên bạn nên sử dụng Hosting miễn phí. Nói về hosting miễn phí tốt nhất hiện nay có thể kể đến : http://api.hostinger.vn/redir/1357084

 Hosting : http://api.hostinger.vn/redir/1357084   là thương hiệu hosting miễn phí  toàn cầu. Với những đặc điểm như sau: http://api.hostinger.vn/redir/1357084

Hosting miễn phí : – những ưu điểm chính

1. Với dung lượng 2Gb, băng thông 100 mb, bạn tha hồ xây dựng một blog cá nhân có chất lượng ổn định, tốc độ tốt (đã test thử)

2. Có hỗ trợ PHP và MySQL không có sự ràng buộc nào. Engine có đầy đủ các chức năng – không sót em nào.

3. Không có bất kỳ quảng cáo nào trên website của bạn sau khi cài đặt

4. Có phần mềm hỗ trợ cài đặt website một cách dễ dàng (sitebuider), bạn chỉ cần vài cú Click là có ngay một website với hàng trăm mẫu khác nhau

5. Có thể nâng cấp lên gói không giới hạn Dung lượng và Băng thông nếu cần thiết với chi phí cũng rất tiết kiệm.

Đặc biệt: việc bạn cài đặt website với nền tảng CMS WordPress cũng chỉ mất vài phút.

Logo

Cách thiết lập một website trên hosting miễn phí Hostinger

1- Vào  http://api.hostinger.vn/redir/1357084   đăng ký một tài khoản

2- Chuẩn bị một Tên miền

Bạn có thể mua ở Godaddy hoặc Namecheap, mình thì ưu tiên Godaddy – là một thương hiệu lớn và thường xuyên có Coupon giảm giá, chỉ mất khoảng 3$ ~ 60k là bạn đã sở hữu một tên miền rồi. Sau khi thanh toán xong bạn vào phần cài đặt Name Server để trỏ Tên miền về máy chủ của Hostinger. Nameserver này sẽ được gửi vào email của bạn khi bạn đăng ký tài khoản hosting của Hostinger,

Sau khi mua tên miền ở Godaddy bạn sẽ được hướng dẫn đăng ký một tài khoản, sau khi đăng nhập vào tài khoản Godaddy xong -> My account (góc dưới bên trái) -> domain -> Launch -> Click vào domain cần đổi Nameserver -> Set Nameservers -> Tick vào ô “I have specific nameservers for my domains”. Sau đó điền Nameserver của Hostinger vào, nhớ là phải điền cả 2 (Ns1 và Ns2)

hosting miễn phí

Như vậy là tên miền của bạn đã được trỏ về hosting. Thời gian để hoàn tất quá trình này là từ 2-24h. Đối với các nhà cung cấp tên miền khác như PA, Mắt bão… bạn cũng đăng nhập phần quản trị tên miền và làm tương tự thôi, chỉ cần đổi name server 

Hostinger cũng cho phép bạn chọn một tên miền hoàn toàn miễn phí dạng tenmienbanchon.abc.com.

3. Thiết lập Website nền tảng Wordpress trên Hostinger (xem video sau):

* Đăng ký tên miền miễn phí với hostinger:

* Cài đặt wordpress:

Như vậy chỉ mất vài phút bạn đã thiết lập xong 1 blog cá nhân. Để truy cập vào admin bạn vào: http://blogcuaban.com/wp-admin. Với User name và Password là các giá trị mà ta đã cài đặt trước đó.  Các thông số về hosting, FTP được gửi tới email đăng ký của bạn.

Kết luận:

Hostinger là hosting miễn phí tốt nhất hiện nay theo đánh giá của rất nhiều Blogger. Nếu bạn đang tập tành với Wordpress và chưa có điều kiện để mua các gói Hosting chất l ượng cao như Hostgator, Dreamhost, Bluehost hay ipower…thì Hostinger là một sự lựa chọn tuyệt vời, sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản ngân sách không nhỏ. Khi blog/website của bạn phát triển hơn (lúc đó chắc là bạn đã kiếm được nhiều tiền từ website rồi!! ), cần dung lượng và băng thông lớn hơn thì bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên gói Premium với dung lượng và băng thông không giới hạn.